1. Sữa bò Nghiên cứu cho thấy tình trạng dị ứng với sữa bò ở trẻ dưới 3 tuổi chiếm khoảng 2-3%. Nguyên nhân khiến thức uống này thành một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là vì đây là loại thức ăn đầu tiên trẻ sơ sinh hấp thụ với số lượng lớn, đặc biệt là dưới dạng bú bình.Khi bị dị ứng, trẻ sẽ có dấu hiệu đau bụng hoặc viêm da. Lúc này, các mẹ phải tránh cho sữa vào trong khẩu phần ăn của trẻ. Đối với các trẻ bú mẹ nhưng vẫn xuất hiện các dấu hiệu trên thì bạn cũng phải ngưng cả sữa bò trong khẩu phần ăn của mình.
2. Trứng
Dị ứng với trứng ở trẻ em chủ yếu là do lòng trắng trứng gây ra. Tuy nhiên lòng trắng có thể lẫn vào lòng đỏ nên để an toàn nhất, các mẹ nên tránh cho bé ăn trứng khi có dấu hiệu dị ứng. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, đạm, chất khoáng và các loại vitamin, bạn có thể thay thế trứng bằng các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đương như thịt cá, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt và hạt của các loại cây họ đậu. Bạn nên cẩn thận khi cho trẻ ăn bánh mì vì một số loại bánh mì có thể được phủ trứng ở bề mặt. Ngoài ra, một số thức ăn chiên giòn cũng có chứa thành phần trứng trong bột.
3. Đậu phộng và các loại hạt
Giống như trứng, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng không nhất thiết phải có đậu phộng. Phần lớn những người dị ứng với đậu phộng lại không dị ứng với các loại họ đậu khác. Thậm chí, sau khi được kiểm tra máu và da, người bị dị ứng với đậu phộng còn có dấu hiệu phản ứng tích cực với các loại đậu khác.
Các loại hạt như óc chó, hồ đào, hạt điều, hạt Brazil, hạnh nhân, hạt phỉ có thể gây ra dị ứng với mức độ nghiêm trọng giống với dị ứng với đậu phộng. Một trẻ có thể chỉ dị ứng với 3 loại hạt trong khi trẻ khác lại dị ứng với rất nhiều loại. Chúng ta không thể biết được loại nào gây dị ứng, loại nào không. Vì vậy để an toàn, bạn nên cho trẻ kiêng tất cả các loại hạt. Khi biết được tình trạng của con, các phụ huynh nên cho người giữ trẻ, giáo viên, bạn bè và các thành viên khác trong gia đình biết để phòng tránh tuyệt đối. Ngay với số lượng hạt nhỏ nhất trong khẩu phần ăn cũng có thể gây ra triệu chứng. Phần lớn những ca dị ứng nghiêm trọng nhất là các ca dị ứng với hạt.
4. Đậu nành
Cũng giống như dị ứng với sữa bò, trẻ dị ứng với sữa đậu nành thường có các triệu chứng phát ban, sổ mũi, thở khò khè, tiêu chảy, nôn… do đạm đậu nành gây ra. Một số trẻ sơ sinh dị ứng với sữa bò, sau khi chuyển sang sữa đậu nành vẫn xuất hiện các dấu hiệu dị ứng. Tốt nhất là bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại sữa bột thích hợp cho bé. Các loại sữa này thường có thành phần đạm và axit amin thủy phân. Do vậy, trẻ dị ứng đậu nành vẫn có thể an toàn với dầu nành do thành phần chứa rất ít đạm. Lexithin là chiết xuất chất béo từ đậu nành. Lexithin có hàm lượng đạm đậu nành rất thấp nên thường an toàn với những người dị ứng.
5. Lúa mì và gluten Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo và yến mạch thường được khuyến khích sử dụng do ít gây ra các vấn đề về dị ứng. Trẻ nào không dị ứng với yến mạch cũng sẽ không gặp vấn đề gì với lúa mì. Lúa mì thường được tìm thấy trong nhiều thực phẩm đã qua chế biến, nhưng ít gây dị ứng hơn các thực phẩm khác.Có 2 loại phản ứng miễn dịch tiêu cực do lúa mì gây ra. Loại thứ nhất bao gồm các triệu chứng điển hình như phát ban hay thở khò khè ngay sau khi trẻ ăn thức ăn có chứa lúa mì. Loại thứ 2 gây ra bệnh đường ruột.Gluten là loại đạm có trong các ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen hay đại mạch. Đối với những trẻ nhạy cảm, dị ứng gluten sẽ gây phá hủy thành ruột non và cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Các tổn thương này có thể khó phát hiện được trong một thời gian.Một số triệu chứng tiêu biểu do bệnh đường ruột gây ra là đau bụng, tiêu chảy, dễ nổi nóng, sụt cân, trẻ phát triển chậm. Dấu hiệu bệnh đường ruột có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ sử dụng ngũ cốc lần đầu tiên nhưng cũng có trường hợp phải đến giai đoạn vị thành niên, thậm chí trưởng thành, mới phát hiện và chữa trị do triệu chứng chỉ gây ảnh hưởng nhỏ nhưng âm ỉ kéo dài.