Trước tiên, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân là do đâu? Thông thường, có 2 nguyên nhân chính:
1. Ăn uống và chăm sóc trẻ chưa đúng cách
Cho bé ăn quá nhiều thức ăn, uống nhiều sữa, bú quá no, ép bé ăn quá ngưỡng, khiến bé ăn bị nôn
Cho con bú không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, dẫn đến trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày, gây ra nôn trớ sau khi ăn;
Trẻ vừa được ăn no đã đặt vào tư thế nằm, ép trẻ ngủ, quấn tã chặt, băng rốn quá chặt, làm cho trẻ bị khó thở, ói mửa.

Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm theo từng độ tuổi | Vinmec

2. Nguyên nhân xuất phát từ bệnh tật
Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bao gồm viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm màng não, các vấn đề về thần kinh, não… Trẻ có thể kèm theo sốt hoặc không, chảy nước mũi và ho. Cơ thể trẻ nhiễm bệnh thường trở nên mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt, khó thở… dẫn đến trẻ ăn hay bị nôn;
Trẻ mắc các bệnh ngoại khoa nghiêm trọng, như lồng ruột, tắc ruột, khiến trẻ ăn bị nôn, kèm theo những cơn đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu, dấu hiệu bụng căng trướng…

🌾Vậy mẹ nên làm gì để hạn chế bé bị nôn khi ăn dặm:
– Không được ép trẻ ăn quá nhiều, quá nhanh, dễ làm cho trẻ có cảm giác sợ khi nhìn thấy thức ăn;
– Khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới, nên cho dần dần từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc;
– Tránh cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa ăn và nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày;
– Ở những trẻ đang còn bú mẹ, sau khi bú xong, mẹ nên bế trẻ nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *