1. Hãy để bữa ăn của trẻ trở nên vui vẻ
Bên cạnh việc cho trẻ ngồi ăn chung với cả gia đình, bố mẹ hãy để con tự cảm nhận món ăn bằng việc tự chạm, sờ vào đồ ăn (với bé nhỏ) và hướng dẫn con sử dụng nĩa, muỗng (với bé lớn). Khi trẻ ăn ngon miệng, bố mẹ nên vỗ tay khen ngợi như để khuyến khích, động viên con, giúp bé cảm thấy thích thú và ăn ngoan hơn
2. Không nên làm trẻ nhỏ bị căng thẳng
Khi cho trẻ ăn, bố mẹ tuyệt đối không được ép vì điều này sẽ khiến bé bị căng thẳng và dần hình thành nên cảm giác sợ ăn. Thay vào đó, vào mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho con ăn từng phần nhỏ. Sau khi con ăn hết một phần, bố mẹ lại tiếp tục cho trẻ ăn phần nữa. Khi ăn hết phần nhỏ này tới phần nhỏ khác, con sẽ học được cảm giác no bụng và không cảm thấy căng thẳng mỗi khi tới giờ ăn.
3. Chú ý tới thời gian cho trẻ ăn mỗi bữa
Với những trẻ năng động, rất khó để con ngồi im trong suốt cả bữa ăn. Vì vậy, dù con có ăn ít đi chăng nữa, bố mẹ cũng chỉ nên cho trẻ ăn trong khoảng 30 phút. Điều này không chỉ giúp con tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh số lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé.
4. Chú ý khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ
Bố mẹ cần phải thiết kế giờ ăn của con một cách khoa học, tốt nhất là nên cách từ 4 – 5 tiếng vì:
– Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ quá gần thì con sẽ chưa có cảm giác đói.
– Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ quá xa hoặc bố mẹ để con đói thì sẽ làm tình trạng biếng ăn trở nên xấu đi vì bé đã cảm thấy mệt.
Đặc biệt, bố mẹ phải lưu ý một điều là không được để trẻ nhỏ ăn vặt giữa các cữ để tránh làm xáo trộn giờ ăn của con.
5. Không sử dụng đồ ăn làm phần thưởng cho trẻ
6. Luôn kiên nhẫn với trẻ khi thử đồ ăn mới
Việc giúp trẻ trải nghiệm những món ăn mới, đặc biệt là với những bé biếng ăn là điều không hề dễ dàng. Một trong những bí quyết tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bố mẹ nên cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mẹ ăn ngon miệng thì trẻ sẽ tập theo.
Nguồn tham khảo: benhvienthucuc