🥑Thấy bé bị đi ngoài nhiều là điều không cha mẹ nào mong muốn. Vậy ba mẹ nên làm gì trong tình huống này? Cùng FrutoNanny tìm hiểu xem nhé!


– Bù nước 💧:
Tiêu chảy, nôn ói khiến cơ thể bé bị mất nhiều nước và điện giải. Do đó, mẹ nên cho trẻ uống Oresol để nhanh chóng bù lại lượng nước và các chất điện giải đã mất. Mẹ chỉ nên pha và sử dụng sản phẩm này, theo đúng hướng dẫn mà nhà sản xuất ghi trên bao bì. Nếu sau 24 giờ mà trẻ không uống hết dung dịch đã pha thì mẹ nên đổ hết và pha lại. Đồng thời, mẹ có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

When and How to Serve Water to Babies and Toddlers - Solid Starts

– Ăn uống hợp lý 🍎:
Khi bị tiêu chảy, mẹ vẫn có thể cho bé ăn bình thường để tránh hiện tượng kiệt sức. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng, ít dầu mỡ để phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương. Trẻ chưa ăn được nhiều, do đó mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Đối với trẻ còn ở giai đoạn bú sữa, cách bù nước tốt nhất lúc này là mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn và bú với cữ lâu hơn. Bởi vì, sữa mẹ không chỉ là nguồn thức ăn thiết yếu mà còn là nguồn cung cấp nước cho bé.

Do's & Don'ts for giving leftovers to babies - Piccolo

– Cho uống men vi sinh 🍶:
Men vi sinh cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy, bố mẹ nên bổ sung men vi sinh để giảm dần tình trạng tiêu chảy và giúp bé nhanh chóng hồi phục.
Nếu cơ thể trẻ xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao, nôn ói nhiều, phân lẫn máu,… thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

⭐Vậy, ba mẹ nên phòng tránh như thế nào để bé không bị đi ngoài?
– Bình bú và dụng cụ đựng thức ăn của bé nên được vệ sinh bằng nước sôi và để khô.
– Khi chăm sóc và cho trẻ ăn, mẹ nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng. – Đồng thời, mẹ nên cũng nên rửa tay cho bé trước và sau khi ăn.
– Nên cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu chín và có nguồn gốc rõ ràng.
– Thường xuyên làm sạch đồ chơi của bé, tránh những loại vi sinh vật có thể bám vào khi trẻ ngậm đồ chơi vào miệng.
(Nguồn tham khảo: medlatec.vn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *