🌱Fruto đặc biệt quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng và tiêu hóa ở trẻ. Vậy hôm nay, ba mẹ cùng FrutoNanny tìm hiểu tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nhé!

❓Đầu tiên, đây là bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường, gây đau bụng và có những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa tuy không gây nguy hại đến đến sức khỏe và tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn… do giai đoạn nhỏ tuổi, bé cần nguồn dinh dưỡng đáng kể để lớn lên.

❓Triệu chứng của bệnh là gì?
1. Nôn trớ
Nôn là hiện tượng phản ứng đẩy các chất trong dạ dày qua miệng nhờ các tác động gắng sức của cơ thể tạo ra. Trớ là hiện tượng thường xảy ra khi ăn no, sữa bị trào ra khỏi miệng khi rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hầu hết trẻ nhỏ đều gặp phải tình trạng nôn trớ trong giai đoạn mấy tháng đầu đời. Đây là hiện tượng sinh lý không có gì phải lo lắng.
Tuy nhiên, nếu trẻ lớn hơn nhưng vẫn bị nôn trớ thì có thể đây là hiện tượng bệnh lý. Sau 1 tuổi, bé vẫn thường xuyên bị nôn trớ, chậm tăng cân, sợ ăn… thì khả năng cao con bị rối loạn tiêu hóa hay mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa, ba mẹ cần cho bé đi khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của con.

2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đây là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ, thường là do nhiễm virus gây bệnh đường ruột hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu, kém chất lượng…
Tiêu chảy là một biểu hiện cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nếu kéo dài có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không bù nước, bù điện giải kịp thời.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em | Vinmec

3. Táo bón
Một triệu chứng nữa khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa đó là táo bón. Đây là tình trạng trẻ không đi ngoài thường xuyên, 2 – 3 ngày mới đi một lần. Tính chất phân là khô rắn, cứng, to, đóng khuôn… Bé bị đau bụng và gặp khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện đau, muốn đi nhưng không được… Hậu quả của táo bón là khiến trẻ biếng ăn, sợ ăn, đau bụng, chậm lớn.
Nguyên nhân khiến bé bị táo bón có thể là do bé ăn phải thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng, thức ăn quá giàu đạm, trẻ ăn ít chất xơ, uống ít nước, không ăn trái cây… Ngoài ra, yếu tố tâm lý căng thẳng cũng có thể khiến bé bị táo bón.
Bên cạnh đó, trẻ sinh non, suy giáp, bị nứt hậu môn, trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh, dùng thuốc kháng sinh nhiều… cũng dễ gặp phải tình trạng táo bón hơn những em bé khác.

4. Ợ hơi chán ăn
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, trướng hơi. Biểu hiện là bụng thường xuyên căng to và bé ợ hơi liên tục. Do bị đầy hơi nên bé thường xuyên đánh hơi và đôi khi còn bị hôi miệng.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa này khiến trẻ kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém.

My baby refuses to eat | Motherforlife.com

5. Đau bụng
Rối loạn tiêu hóa khiến bé bị đau bụng. Với trẻ lớn, bé có thể biết nói cho ba mẹ biết tình trạng sức khỏe của mình. Với những trẻ nhỏ hơn, con chưa biết nói thì ba mẹ có thể quan sát những biểu hiện cho thấy bé đang bị đau bụng như: trẻ khóc nhiều, chướng bụng, mặt đỏ, chân co lên bụng, tay nắm chặt…

6. Chậm tăng cân
Chậm tăng cân cũng là một biểu hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng giảm sút khiến bé không nhận đủ nguồn dưỡng chất cần thiết để phát triển, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.
Ngoài việc theo dõi cân nặng của trẻ, bố mẹ cũng nên quan sát phân, nước tiểu, thói quen ăn uống của bé để phát hiện bất thường từ sớm.

❓Vậy ba mẹ nên điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ như thế nào?
Rối loạn tiêu hóa gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, sinh hoạt thường ngày và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cần điều trị càng sớm càng tốt các biểu hiện của bệnh để giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh. Ba mẹ hãy áp dụng những biện pháp dưới đây:

1. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Vấn đề vệ sinh thực phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu trong chế độ ăn uống của trẻ nhỏ. Ba mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh, không chứa hóa chất. Bên cạnh đó, ba mẹ cần sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn cho con. Đồ ăn của trẻ cần được nấu kỹ, cho bé ăn chín uống sôi, không cho con ăn đồ sống, tái, thức ăn để lâu ngày…

An toàn vệ sinh thực phẩm
2. Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên ba mẹ hãy chế biến thức ăn mềm hơn so với người lớn để dễ tiêu hóa. Những món ăn như cháo, súp, thịt hầm… sẽ rất tốt cho đường ruột của bé, vừa dễ tiêu lại dễ hấp thu dinh dưỡng.

3. Chia nhỏ bữa ăn
Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên chúng khó để tiêu hóa hết một lượng thức ăn lớn. Vì vậy, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ. Ngoài 3 bữa chính, nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng hoa quả, sữa, sữa chua… để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ phát triển và tránh gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa nếu chỉ ăn thật nhiều vào 3 bữa chính.

Starting Solid Foods - HealthyChildren.org
4. Tăng cường thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Trong chế độ ăn hằng ngày, ba mẹ nên bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé như sữa chua, rau xanh, trái cây, các loại men vi sinh… Bổ sung đầy đủ những thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn, làm việc trơn tru hơn.

5. Rèn luyện thể chất
Ngoài những lưu ý trong ăn uống, ba mẹ cũng nên cho bé vận động và rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng. Vận động giúp trẻ khỏe khoắn và cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *