Thông thường, trẻ từ lúc mới sinh cho đến tuần thứ 8 thường hay khóc vào ban đêm. Điều này là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường, vì bé vẫn còn những thói quen như lúc còn trong bụng mẹ. Bé khóc đêm là dấu hiệu cho thấy bé đang bắt đầu thích nghi dần với môi trường xung quanh.

🌿Tình trạng này sẽ giảm dần cho đến khi bé được 4 tháng tuổi. Lúc này bé đã quen dần với môi trường xung quanh và nhịp sinh học của bé đi vào nề nếp, ổn định. Khóc đêm sinh lý thường đi kèm các biểu hiện khác như: bé hay giật mình khi ngủ, bé ngủ ngáy, hoảng sợ…
Thế nhưng khóc đêm cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề nào đó. Nếu bạn thấy bé khóc rất lâu, tiếng khóc lớn và khó nín, sẽ làm bé lẫn bố mẹ mệt mỏi, thiếu ngủ. Các nguyên nhân khiến bé khóc đêm nhiều bất thường có thể kể đến như:
– Bị dị ứng: bé bị ngứa mũi, khó chịu khi môi trường xung quanh có mùi lạ như khói thuốc, hóa chất hoặc có nhiều côn trùng…
– Hệ tiêu hóa có vấn đề: trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, đau bụng… cũng là nguyên nhân làm bé hay khóc đêm. Những biểu hiện trên cũng là dấu hiệu cho thấy bé có thể đang bị các bệnh liên quan đường tiêu hóa chẳng hạn như trào ngược thực quản, viêm dạ dày…
– Hệ thần kinh nhạy cảm: trẻ sơ sinh có hệ thần kinh đang ở trong quá trình hoàn thiện, do đó cơ thể bé rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, dù chỉ là một vài tiếng động nhỏ bên ngoài cũng khiến trẻ dễ giật mình quấy khóc.

Trẻ sơ sinh khóc đêm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như thế nào ? - Ecomom  Việt Nam

🌙Trẻ sơ sinh dễ khóc đêm vì nhiều nguyên nhân khác nhau
– Trẻ bị thiếu canxi: đây cũng là một lý do khá phổ biến. Cùng với đó là các dấu hiệu khác đi kèm như mọc răng chậm, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn…
– Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng: để biết chính xác có phải nguyên nhân này hay không, bạn nên kiểm tra bên trong miệng của bé. Khi trẻ mọc răng, cơn đau nướu khiến trẻ ngủ không ngon và hay quấy khóc. Hơn nữa việc mọc răng còn khiến trẻ khó chịu, kén ăn, bỏ bú và quấy khóc hơn bình thường.
– Sinh hoạt thiếu điều độ: nếu bạn cho trẻ chơi đùa, hoạt động thể chất nhiều vào ban ngày thì rất dễ dẫn đến tình trạng quá tải cảm xúc, dễ khiến trẻ hay nằm mơ, giật mình và khóc đêm.

Giải mã những giọt nước mắt và cách trị trẻ khóc đêm

Vậy lời khuyên cho bố mẹ là gì?
– Bạn hoàn toàn có thể khiến tần suất khóc đêm của trẻ giảm xuống nếu thực hiện những gợi ý như dưới đây.
– Cân bằng thời gian ngủ của trẻ. Không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày vì một khi trẻ ngủ đủ giấc thì sẽ không có nhu cầu ngủ thêm vào ban đêm.
– Cân bằng thời gian ngủ của trẻ
Giường, nôi, cũi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên, bài trí gọn gàng và hạn chế đặt nhiều đồ chơi khi bé ngủ.
– Không nên cho bé hoạt động vui chơi quá nhiều vào ban ngày.
– Giữ không gian xung quanh luôn yên tĩnh, tắt đèn, hạ mức ánh sáng tối thiểu. Tắt các thiết bị điện tử và hạn chế người qua lại, trò chuyện khi bé đang ngủ.
– Kiểm tra tã lót, bỉm của bé có ướt hay không. Đảm bảo bé được đi vệ sinh đầy đủ trước khi ngủ. Bạn nên chọn các loại bỉm tã mềm mại, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.
– Rèn luyện cho bé thói quen sinh hoạt hợp lý, có giờ giấc, chia các hoạt động ăn, ngủ, chơi riêng biệt để nhịp sinh học của bé thích nghi dần.
– Để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, nhất là trẻ sơ sinh, cần phải được nuôi bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

FrutoNanny mong rằng một vài lời khuyên trên đây sẽ giúp ba mẹ kiểm soát được hiện tượng trẻ khóc đêm và cũng như biết cách chăm sóc trẻ hợp lý, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm tháng đầu đời nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *