⚡💪Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là điều kiện tiên quyết giúp trẻ phát triển đầy đủ cả về cả thể chất lẫn tâm sinh lý. Trẻ thiếu chất sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, thậm chí là làm giảm sự tập trung và trí tuệ của trẻ. Đôi khi, điều này còn khiến trẻ trở nên ủ rũ, lầm lì, lười vận động và dễ bị cô lập trong cộng đồng.


🤔Vậy làm sao để biết con mình đã được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng chưa? Tham khảo ngay bài viết sau của FrutoNanny, bạn nhé!

Các nhóm dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi
1. Bé giai đoạn sơ sinh
Trong 6 tháng đầu, trẻ hầu như không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào ngoài sữa mẹ, sữa công thức hoặc sự kết hợp của cả hai loại sữa. Sữa mẹ giúp xây dựng sự miễn dịch ở trẻ. Trẻ sơ sinh cần phải được mẹ cho bú từ 8 – 12 lần/ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Sau 4 tháng, số lần bú sữa mẹ có thể giảm xuống còn 6 – 8 lần/ngày. Tuy vậy, lượng sữa trong mỗi lần bú sẽ tăng dần lên.
Trong khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi, bên cạnh bú sữa thì mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm các thức ăn dạng lỏng. Không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc vì chúng sẽ khiến cho bé bị nghẹn, nghẹt thở do cơ thể chưa thích nghi.

2.Trẻ từ 6 – 12 tháng
Trẻ từ 6 tháng trở lên có thể bắt đầu ăn các loại thực phẩm đặc như ngũ cốc cho trẻ sơ sinh cùng các loại rau quả, trái cây và thịt xay nhuyễn. Các bậc cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm này vì sữa mẹ đôi khi không cung cấp đủ lượng sắt và kẽm cho sự phát triển của trẻ. Trong khoảng từ 6 – 8 tháng tuổi, trẻ tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế từ 3 – 5 lần/ngày.

3. Trẻ từ 1 – 2 tuổi
Khi trẻ 1 tuổi, các mẹ nên tăng dần lượng thức ăn dặm mỗi ngày và uống ít sữa hơn. Lúc này, trẻ cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ rau củ, thịt, hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặt biệt sữa nguyên kem. Điều này giúp đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ luôn đầy đủ.
Tuy vậy, sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho bé trong suốt những năm đầu đời. Vì thế trong thời điểm này, sữa vẫn chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn. Lưu ý, trong thời gian này, trẻ sẽ bắt đầu học cách bò và đi nên thường ăn ít thức ăn trong một bữa nhưng sẽ tăng số lần ăn trong cả ngày. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn dặm ngoài khẩu phần cho trẻ.

4. Trẻ từ 2 – 5 tuổi
Sau khoảng 24 tháng đầu, hầu hết trẻ đã mọc đủ răng và xương ngày càng cứng chắc. Lúc này bé không còn ăn cháo và bột nữa mà có thể ăn cơm và những loại thức ăn giống người trưởng thành. Bố mẹ nên tập cho trẻ ăn cơm cùng gia đình để tạo thói quen tốt trong quá trình ăn uống. Thông thường, các món ăn dành cho bé từ 2 – 5 tuổi như: Cháo đặc, súp đặc, cơm dẻo… Đồng thời, mẹ vẫn nên cho trẻ uống sữa ít nhất 1 lần/ngày.

Ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày cùng gia đình, phụ huynh có thể cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ vào giữa sáng và giữa chiều. Các bữa ăn phụ sẽ giúp trẻ không bị đói và thiếu năng lượng. Một số món ăn dành cho bữa phụ có thể kể đến như: Trái cây, sữa chua, sữa để hỗ trợ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.Trẻ ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp phát triển toàn diện về thể lực lẫn trí tuệ.

Để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ về số lượng và cân đối về chất lượng. Nếu trẻ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và cân đối sẽ dẫn đến một số căn bệnh thừa cân hoặc thiếu cân ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ về cả thể chất, tinh thần và vận động.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề các nhóm dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi. Có thể thấy, ở bất kỳ độ tuổi nào thì dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, các bậc phụ huynh cần phải thay đổi chế độ ăn hợp lý để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *