✨Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các chức năng về miễn dịch, tiêu hóa, não, nội tiết, xương, cơ, sự trưởng thành giới tính cũng như chống oxy hóa của trẻ. Thiếu kẽm gây ra tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng nên thường kết hợp với thiếu năng lượng tế bào và nhiều dưỡng chất khác. Trong bài viết này, ba mẹ cùng FrutoNanny tìm hiểu về các biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ nhé!

⭐Đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu thường thấy ở tình trạng thiếu kẽm là:

– Thiếu dinh dưỡng: Làm trẻ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao,…

– Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa: Trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ, buồn nôn và nôn (nghén) ở phụ nữ mang thai.

– Rối loạn tâm – thần kinh: Rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài; suy nhược thần kinh (đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ); rối loạn cảm xúc (thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm, thay đổi tính tình). Thiếu kẽm có thể làm suy yếu hoạt động của não, trẻ mơ màng, chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động…

– Suy giảm khả năng miễn dịch: Nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.

– Tổn thương biểu mô: Khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, nám da, bong da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy, hói tóc.

– Tổn thương mắt: Các tổn thương mắt do thiếu kẽm bao gồm sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.

– Da ngứa ngáy: Ttriệu chứng kèm theo là vết thương khó lành… Tình trạng này là do thiếu kẽm, chất giúp tạo ra các tế bào và enzyme mới cũng như cần cho việc làm lành vết thương.

⭐Nếu con bạn có bất kì dấu hiệu trên hãy nghĩ ngay tới việc bé bị thiếu kẽm. Vậy ba mẹ có thể làm gì để ngăn việc con bị thiếu kẽm?

Meat Protein For Babies Might be Good For Baby's Health

– Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, sử dụng thực phẩm giàu kém, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thụ kẽm.

– Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng.

– Dự phòng điều trị các bệnh liên quan đến thiếu kẽm.

– Bổ sung các thức phẩm có chứa nhiều vitamin C có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ kẽm như rau xanh, hoa quả, chế biến như nảy mầm giá đỗ…

– Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như cua biển, thịt bò, tôm, thịt, cá…

– Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm tại cộng đồng như hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm bổ sung kẽm…) trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

– Khi bổ sung kẽm nên bổ sung thêm vitamin A, B6, C và photpho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm.

– Tiêm chủng đúng lịch cho bé phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não nhật bản B.

– Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần.
(Nguồn tham khảo: Sở Y Tế Nam Định)
#Fruto #FrutoNanny
———
FrutoNanny – Thương hiệu thực phẩm dinh dưỡng cho bé số 1 tại Nga theo mô hình Farm to Fork (từ nông trại đến bàn ăn)
Địa chỉ: Biệt thự NB22, Hapulico Complex, 6 Lê Văn Thiêm, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 090 741 2222

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *